Tin trong tỉnh Tin trong tỉnh

Kết quả khai quật khảo cổ lần 2 Chùa Nậm Dầu, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên

    Ngày 17/5/1014, Tại chùa Nậm Dầu, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Giang đã tổ chức hội nghị báo kết quả khai quật khảo cổ Chùa Nậm Dầu. Tham dự có Đ/c Nông Quốc Thành- Phó Cục trưởng Cục di sản văn hóa; Tiến sỹ Trần Anh Dũng Viện khảo cổ; Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các sở, ngành liên quan, UBND huyện Vị Xuyên, xã Ngọc Linh và Đại đức Thích Đức Trung- Trụ trì Chùa Nậm Dầu.

    Chùa Nậm Dầu xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên là ngôi chùa Cổ tự từ thời nhà Trần đã được Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận là di tích cấp Quốc gia năm 2007. Trong lần khai quật  đầu, đoàn khảo cổ đã xác định được niên đại của Chùa với nhiều di vật độc đáo, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Tuy nhiên những kết quả khảo cổ lần 1 chưa thể hiện được quy mô và cấu trúc của chùa. Để làm rõ hơn nữa về bố cục và kiến trúc của Chùa cổ, ngày 11/4/2014 Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 1085/QĐ-BVHTTDL cho phép khai quật khảo cổ lần thứ 2 tại di tích Chùa Nậm Dầu.

Ảnh: Một số  di vật  khảo cổ tại Chùa Nậm Dầu 

    Kết quả khảo sát đợt 2, đoàn khảo sát đã tìm được 2 nền chùa của 2 đơn nguyên kiến trúc;  4 đầu đao lợp ở 4 góc mái chùa, theo Tiến sỹ Trần Anh Dũng - Viện khảo cổ thì đây là lần đầu tiên trong lịch sử khai quật chùa cổ Việt Nam, phát hiện đủ cả 4 đầu đao;  nhiều di vật có cấu trúc hoa văn độc đáo như uyên ương, rồng, cá …Đặc biệt là các đầu đao 2 mặt tạo nổi hình rồng, tượng hạc với trang trí lạ mắt khá đẹp bằng đất nung.

Ảnh: Một số  di vật  khảo cổ tại Chùa Nậm Dầu 

    Phát biểu tại hội nghị, các đại biểu đã thống nhất khẳng định: Chùa Nậm Dầu được khởi dựng từ đời Trần, khoảng nửa cuối thế kỷ XIV, mang đậm nét văn minh văn hóa Đại Việt, có giá trị Lịch sử - Văn hóa cao, cần phải được tiếp tục khai quật, nghiên cứu; Tiềm năng mà di tích đóng góp cho sự phát triển Văn hóa - Xã hội của tỉnh là rất cao và thực tế. Tuy nhiên, để tránh tốn kém, lãng phí của di tích thì ngay từ bây giờ, UBND huyện Vị Xuyên và các ngành có liên quan cần tham mưu cho tỉnh có phương án quy hoạch cụ thể để bảo vệ không gian, môi trường và cảnh quan của chùa và có định hướng trong việc trùng tu tôn tạo nhằm gắn kết chặt chẽ giữa bảo vệ di vật, di sản với việc khai thác phát triển du lịch tâm linh đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. 

Ảnh: Một số  di vật  khảo cổ tại Chùa Nậm Dầu 

    Với vai trò, nhiệm vụ của cơ quan tài chính, lãnh đạo Sở Tài chính khẳng định: việc tiếp tục mở rộng khảo cổ là cần thiết là cơ sở khoa học để các cơ quan tham mưu cho tỉnh trong việc thẩm định dự án đầu tư tôn tạo lại chùa. Ngành Tài chính, đã, đang và sẽ phối hợp chặt chẽ với sở Văn hóa – Thể thao và du lịch cùng các cấp các ngành trong việc tham mưu cho tỉnh bố trí và huy động các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khảo cổ nói riêng và quản lý, khai thác di tích Chùa Nậm Dầu nói chung.

Ảnh: Một số  di vật  khảo cổ tại Chùa Nậm Dầu 

    Kết quả khai quật lần 2 không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ di tích mà còn có ý nghĩa lớn trong việc khai thác tiềm năng du lịch của di tích góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

                                                   Yến Dung -  Văn phòng Sở Tài chính

 


TRƯNG CẦU Ý KIẾN TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Đánh giá của bạn về Giao diện và nội dung Trang tin điện tử Sở Tài Chính Hà Giang?

Thông Tin Thị Trường Thông Tin Thị Trường