Tin trong tỉnh Tin trong tỉnh

Hội thảo tư vấn chính sách nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến tỉnh Hà Giang

BHG - Sáng 21.10, UBND tỉnh phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo trực tuyến với các huyện, thành phố nhằm tư vấn chính sách nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến tỉnh. Dự tại điểm cầu tỉnh có các đồng chí: Trần Đức Qúy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Văn Chiến, Viện Trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì. Cùng dự còn có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh và các ban xây dựng Đảng Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, các thành viên đoàn công tác của Học viện. Tại điểm cầu trụ sở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo Chương trình Phát triển Liên hợp Quốc tại Việt Nam...

Toàn cảnh hội thảo điểm cầu tỉnh Hà Giang.

Năm 2021, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã triển khai và đạt được những kết quả thiết thực trong công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC). Công tác giải quyết TTHC bảo đảm nguyên tắc nhanh chóng, thuận lợi, khách quan, minh bạch. Thông qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã và Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã giúp hạn chế phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực; tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch với cơ quan hành chính Nhà nước. Các cơ quan cấp tỉnh bước đầu đã tích cực thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; triển khai tiếp nhận và trả kết quả TTHC 5 "tại chỗ" theo phương án số hóa hồ sơ, ứng dụng chữ ký số để thực hiện. Điểm xếp hạng chỉ số thành phần của công tác cải cách TTHC năm 2020 không ngừng được cải thiện: PAPI - Điểm chỉ số thành phần đạt 7,61%, xếp hạng 8/63; PCI - Chi phí thời gian thực hiện các quy định Nhà nước, đạt 7,94%, xếp hạng 27/63; PAR INDEX - Cải cách TTHC đạt 91,39%, xếp hạng 25/63; SIPAS - Chỉ số hài lỏng về sự phục vụ hành chính đạt 87,60%, xếp hạng 25/63. Tỷ lệ hồ sơ được tiếp nhận qua hệ thống thông tin một cửa toàn tỉnh 9 tháng đầu năm 2021 tăng 20,35% so với cùng kỳ năm 2020. Kết quả chỉ số PAPI năm 2020 của Hà Giang 42,676/80 điểm, đứng đầu nhóm 3, xếp 33/63 tỉnh, thành phố, tăng 12 bậc so với năm 2019.

PGS, Tiến sỹ Lê Văn Chiến, Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo.

Thảo luận tại hội thảo, các đại biểu cho rằng: Khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang đối với dịch vụ công trực tuyến là điều kiện KT-XH, địa hình bị chia cắt, người dân không phải ai cũng có điện thoại thông minh. Tính mở của cơ sở dữ liệu Quốc gia chưa nhiều, việc truy cập còn thủ công. Việc nắm, hiểu nguyên lý hệ thống còn hạn chế. Đồng thời, kiến nghị nghiên cứu bỏ bớt giấy tờ chứng minh; xây dựng chính sách khuyến khích người dân tham gia vào dịch vụ công trực tuyến. Đẩy mạnh tư vấn trực tuyến cho người dân. Lược bỏ những phần không phù hợp trong quá trình thực hiện; Việc lưu trữ hồ sơ địa chính của các huyện còn chưa tốt, chưa được quan tâm; theo đó, hồ sơ cũ nát, thất thoát nên rất khó khăn cho việc quản lý, sử dụng để tra cứu cung cấp hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai và trong công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác phối hợp thực hiện TTHC về đất đai, đặc biệt thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu và chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn bất cập vướng mắc. Việc công bố, công khai các quy hoạch chưa được tổ chức tốt làm ảnh hưởng lớn đến quyền của người sử dụng đất như bị hạn chế việc chia tách, chuyển mục đích sử dụng đất…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu bế mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý, đề nghị: Các sở, ngành, địa phương cần triển khai chuyển đổi số dịch vụ công với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ; sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính, nhất là việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin. Triển khai và thực hiện tốt chiến lược: Làm việc không giấy tờ; hội họp không tập trung; dịch vụ công không gặp mặt; thanh toán không tiền mặt… Tiếp tục triển khai rà soát, đánh giá, tái cấu trúc quy trình, kỹ thuật chuẩn hoá quy trình, biểu mẫu điện tử TTHC. Tăng cường triển khai, cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, tập trung vào các giải pháp "bố trí cán bộ, CCVC hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch trực tiếp chuyển sang nộp hồ sơ trực tuyến; đảm bảo đủ trang thiết bị, nâng cao năng lực và khả năng đáp ứng của bộ phận một cửa để phục vụ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến". Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí, tính năng kỹ thuật của Cổng dịch vụ công tỉnh; kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ban, ngành T.Ư với Cổng dịch vụ công tỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ và đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, an toàn, thuận tiện, tiện ích cho người dân, doanh nghiệp…

Lãnh đạo Sở TT&TT thảo luận tại hội thảo.

Lãnh đạo Sở TN&MT thảo luận tại hội thảo.

Đại diện đoàn công tác của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thảo luận tại hội thảo.

 

 

 


TRƯNG CẦU Ý KIẾN TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Đánh giá của bạn về Giao diện và nội dung Trang tin điện tử Sở Tài Chính Hà Giang?

Thông Tin Thị Trường Thông Tin Thị Trường