Tin tức tài chính Tin tức tài chính

Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, nhiệm vụ quan trọng của các Cơ quan Hành chính, Đơn vị sự nghiệp

     Quản lý, sử dụng có hiệu quả Tài sản Nhà nước là nhiệm vụ quan trong trong mỗi cơ quan HCSN. Trước đây công tác quản lý TSNN trong các cơ quan HCSN còn chưa được chú trọng, thường thiếu sự gắn kết với việc lập và chấp hành ngân sách.  Năm 2008, Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được Quốc hội thông qua đã tạo ra một bước chuyển mới: Việc mua sắm trang bị tài sản nhà nước được theo dõi chặt chẽ hơn, đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định, tài sản nhà nước được trang bị đúng mục đích, chống lãng phí, thất thoát. Đồng thời nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

     Để thực hiện tốt luật  Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Sở Tài chính Hà Giang đã tham mưu trình HĐND, UBND tỉnh ban hành Nghị quyết và Quyết định phân cấp thẩm quyền quản lý, xử lý tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh, tạo sự chủ động cho các đơn vị có điều kiện khai thác nguồn lực tài sản được giao và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm.

     Sau 03 năm triển khai Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, sử dụng : Việc quản lý Tài sản nhà nước đã được gắn kết chặt chẽ hơn với công tác lập và chấp hành ngân sách, đồng thời vẫn mang tính độc lập riêng có, đảm bảo phù hợp với quá trình đầu tư, xây dựng mới, mua sắm, sử dụng và xử lý tài sản. Tỉnh đã từng bước thực hiện phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm quản lý TSNN giữa các cấp, các ngành; Thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước. v.v...  ; Ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị sử dụng TSNN đã có chuyển biến tích cực; vai trò kiểm tra, kiểm soát của của các cơ quan quản lý, cũng như sự giám sát của các tổ chức và nhân dân trong quản lý, sử dụng TSNN được nâng lên rõ rệt. Các nguyên tắc quản lý được đổi mới theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSNN đang từng bước phát huy tác dụng, khẳng định sự phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN; đã thống nhất quản lý tài chính quốc gia không chỉ đối với nguồn tài chính tập trung mà cả đối với nguồn tài chính tiềm năng từ TSNN. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, công khai việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, tạo điều kiện phát huy giám sát, kiểm soát từ phía các cơ quan, tổ chức cũng như cán bộ, quần chúng nhân dân.

     Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý, sử dụng TSNN Tại Hà giang vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới: Tình trạng sử dụng TSNN sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức vẫn còn xảy ra ở một số cơ quan đơn vị; Công tác hạch toán kế toán và theo dõi trên tài sản nhà nước tại một số  đơn vị  còn chưa kịp thời, thiếu chính xác ( trích hao mòn, điều chuyển, thanh lý, báo cáo …) ; Hệ thống pháp luật về quản lý đối với một số lĩnh vực tài sản còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn nên quá trình tổ chức thực hiện còn có những vướng măc; Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý TSNN còn thiếu, hầu hết là kiêm nhiệm nên cha thực sự quan tâmđến

     Để công tác quản lý, sử dụng TSNN có hiệu quả hơn, các Bộ, Ngành Trung ương cần xem xét điều chỉnh quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của các cơ quan, đơn vị của các cán bộ công chức nhà nước trên cơ sở sát với giá thị trường; bổ sung các quy định về quản lý TSNN là những công trình kết cấu hạ tầng mang tính phúc lợi, xã hội chung đẻ mọi TSNN đều phải có chủ thể quản lý  theo một hệ thống thống nhất; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin về quản lý, sử dụng TSNN cho các cấp quản lý./.

                                                                                        Lê Thị Thủy - Phòng Quản lý công sản


TRƯNG CẦU Ý KIẾN TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Đánh giá của bạn về Giao diện và nội dung Trang tin điện tử Sở Tài Chính Hà Giang?

Thông Tin Thị Trường Thông Tin Thị Trường